Phytase hỗ trợ khả năng tiêu hóa DDGS cho thú nuôi
Page 1 of 1
Phytase hỗ trợ khả năng tiêu hóa DDGS cho thú nuôi
Bổ sung phytase có thể cải thiện khả năng tiêu hóa của P trong DDGS. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã làm một nghiên cứu để tìm hiểu.
Ngũ cốc có chứa lượng lớn P bị gắn vào phytate khó tiêu hóa đối cới heo. Khả năng tiêu hóa kém của phytate đối với heo chủ yếu do khả năng tiết phytase nội sinh hạn chế, phytase là một loại enzyme có thể giải phóng P từ phytate (Adeola và Cowieson, 2011). Do đó, việc bổ sung P vô cơ trong chế độ ăn của heo là cần thiết để đáp ứng nhu cầu P.
Cải thiện khả năng tiêu hóa P trong DDGS
Các sản phẩm phụ như DDGS thường được sử dụng trong khẩu phần ăn cho lợn. Mặc dù DDGS cho thấy khả năng tiêu hóa cao hơn so với ngũ cốc (Pedersen et al., 2007), vẫn còn một phần P heo không thể sử dụng được. Do đó, việc bổ sung phytase có thể cải thiện khả năng tiêu hóa của P trong DDGS. Để tìm hiểu vấn đề này các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Khoa học Động vật, Đại học Purdue Mỹ đã nghiên cứu các đáp ứng tiêu hóa phốt pho của lợn đang phát triển khi bổ sung phytase vào khẩu phần có DDGS lúa mì đen.
Bố trí thí nghiệm
Sáu khẩu phần ăn đã được xây dựng trên 3 × 2 yếu tố, bao gồm 3 cấp độ sử dụng DDGS lúa mì đen (300, 400, hoặc 500 g / kg) và phytase (0 hoặc 500 đơn vị phytase [FTU] / kg thức ăn). Tổng cộng có 48 con heo thiến (khối lượng ban đầu 22,2 ± 1,3 kg) đã được bố trí 6 chế độ ăn trong một khối hoàn toàn ngẫu nhiên. Giai đoạn thích nghi trong 5 ngày đầu, sau đó thu toàn bộ phân trong 5 ngày liên tục.
Tác dụng đến khả năng tiêu hóa
Kết quả cho thấy P ăn vào, P thải ra theo phân, và P tiêu hóa tăng tuyến tính (P <0,01) với sự gia tăng mức độ DDGS trong khẩu phần ăn. Tác động chính (P <0,001) của phytase là cải thiện chỉ tiêu tổng tiêu hoá biểu kiến (ATTD) của P. Trong chế độ ăn không có phytase, ATTD của P trong DDGS lúa mì đen là 65,0, 67,7, và 63,2% cho những khẩu phần ăn với 300, 400, và 500 g DDGS /kg, tương ứng; các giá trị tương ứng với chế độ ăn có bổ sung phytase là 77,3, 76,3 và 75,7%. Tính toán hồi quy của tỉ lệ tiêu hóa P với lượng P ăn vào hàng ngày, tổng tiêu hóa (TTTD) của P đã được ước tính khoảng 75,4% trong DDGS lúa mì đen hoặc 81,1% tương ứng với khảu phần có bổ sung phytase.
Kết luận, TTTD của P trong DDGS lúa mì đen với khẩu phần không bổ sung phytase là 75,4%, và nó đã được nâng lên 81,1% tương ứng khi bổ sung phytase liều 500 FTU / kg thức ăn, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Đối với DDGS lúa mì đen, khi bổ sung 500 FTU phytase /kg trong khẩu phần có thể làm tăng ATTD của P (P <0,001).
Các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi thường hay sử dụng sản phẩm Enzyme Natuphos là enzyme phytase lỏng để nâng cao khả năng tiêu hóa của vật nuôi, thúc đẩy hiệu quả chăn nuôi và bảo vệ môi trường.
Ngũ cốc có chứa lượng lớn P bị gắn vào phytate khó tiêu hóa đối cới heo. Khả năng tiêu hóa kém của phytate đối với heo chủ yếu do khả năng tiết phytase nội sinh hạn chế, phytase là một loại enzyme có thể giải phóng P từ phytate (Adeola và Cowieson, 2011). Do đó, việc bổ sung P vô cơ trong chế độ ăn của heo là cần thiết để đáp ứng nhu cầu P.
Cải thiện khả năng tiêu hóa P trong DDGS
Các sản phẩm phụ như DDGS thường được sử dụng trong khẩu phần ăn cho lợn. Mặc dù DDGS cho thấy khả năng tiêu hóa cao hơn so với ngũ cốc (Pedersen et al., 2007), vẫn còn một phần P heo không thể sử dụng được. Do đó, việc bổ sung phytase có thể cải thiện khả năng tiêu hóa của P trong DDGS. Để tìm hiểu vấn đề này các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Khoa học Động vật, Đại học Purdue Mỹ đã nghiên cứu các đáp ứng tiêu hóa phốt pho của lợn đang phát triển khi bổ sung phytase vào khẩu phần có DDGS lúa mì đen.
Bố trí thí nghiệm
Sáu khẩu phần ăn đã được xây dựng trên 3 × 2 yếu tố, bao gồm 3 cấp độ sử dụng DDGS lúa mì đen (300, 400, hoặc 500 g / kg) và phytase (0 hoặc 500 đơn vị phytase [FTU] / kg thức ăn). Tổng cộng có 48 con heo thiến (khối lượng ban đầu 22,2 ± 1,3 kg) đã được bố trí 6 chế độ ăn trong một khối hoàn toàn ngẫu nhiên. Giai đoạn thích nghi trong 5 ngày đầu, sau đó thu toàn bộ phân trong 5 ngày liên tục.
Tác dụng đến khả năng tiêu hóa
Kết quả cho thấy P ăn vào, P thải ra theo phân, và P tiêu hóa tăng tuyến tính (P <0,01) với sự gia tăng mức độ DDGS trong khẩu phần ăn. Tác động chính (P <0,001) của phytase là cải thiện chỉ tiêu tổng tiêu hoá biểu kiến (ATTD) của P. Trong chế độ ăn không có phytase, ATTD của P trong DDGS lúa mì đen là 65,0, 67,7, và 63,2% cho những khẩu phần ăn với 300, 400, và 500 g DDGS /kg, tương ứng; các giá trị tương ứng với chế độ ăn có bổ sung phytase là 77,3, 76,3 và 75,7%. Tính toán hồi quy của tỉ lệ tiêu hóa P với lượng P ăn vào hàng ngày, tổng tiêu hóa (TTTD) của P đã được ước tính khoảng 75,4% trong DDGS lúa mì đen hoặc 81,1% tương ứng với khảu phần có bổ sung phytase.
Kết luận, TTTD của P trong DDGS lúa mì đen với khẩu phần không bổ sung phytase là 75,4%, và nó đã được nâng lên 81,1% tương ứng khi bổ sung phytase liều 500 FTU / kg thức ăn, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Đối với DDGS lúa mì đen, khi bổ sung 500 FTU phytase /kg trong khẩu phần có thể làm tăng ATTD của P (P <0,001).
Các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi thường hay sử dụng sản phẩm Enzyme Natuphos là enzyme phytase lỏng để nâng cao khả năng tiêu hóa của vật nuôi, thúc đẩy hiệu quả chăn nuôi và bảo vệ môi trường.
Similar topics
» Tiêu hóa DDGS tốt hơn với enzyme phytase
» Fe (sắt) hữu cơ cải thiện năng suất vật nuôi
» Novela nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm
» Nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm với Novela
» Soycomil R là đạm đậu nành đậm đặc nâng cao hiệu quả chăn nuôi
» Fe (sắt) hữu cơ cải thiện năng suất vật nuôi
» Novela nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm
» Nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm với Novela
» Soycomil R là đạm đậu nành đậm đặc nâng cao hiệu quả chăn nuôi
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum