5 điều khoáng chất trong chăn nuôi
Page 1 of 1
5 điều khoáng chất trong chăn nuôi
Phải mất nhiều năm thử nghiệm thực tế và gặp sai sót chúng ta mới hiểu rõ vì sao một số công thức thức ăn mang lại hiệu quả, còn những công thức khác thì không.
Công thức thức ăn được xây dựng dựa trên 10% là cơ sở khoa học và 90% là kinh nghiệm, điều này không phải vì thiếu nền tảng khoa học hỗ trợ hiệu quả cho công tác phối hợp khẩu phần, mà đây là một công việc mà chúng ta tự học lấy sau khi rời giảng đường. Có rất ít trường đại học giảng dạy chuyên về công thức thức ăn, ngay cả những chương trình đào tạo sau đại học, và nếu có thì cũng ít nghiên cứu sâu sắc vào lĩnh vực này.
Trong chương trình đào tạo của một số sinh viên tốt nghiệp thường đề cập đến những khóa học về dinh dưỡng động vật; ở những khóa học ấy, các phương pháp xây dựng công thức thức ăn chỉ được trình bày về mặt lý thuyết. Một số ít người may mắn có kinh nghiệm xây dựng khẩu phần thật sự nhờ sử dụng một chương trình phối hợp khẩu phần trên máy tính. Thậm chí sau đó, họ cũng phải mất nhiều năm thử nghiệm thực tế và đối mặt với nhiều rủi ro để hiểu được vì sao một số công thức mang lại hiệu quả, số khác thì không. Những “bí mật” dưới đây xoay quanh những vấn đề thường bị “bỏ quên”, dựa trên những kinh nghiệm của riêng tôi.
1. Hàm lượng sắt thực tế cao hơn lý thuyết tính toán
Hầu hết các công thức cho động vật dạ dày đơn được bổ sung thêm đến 100 ppm sắt, từ các muối sắt như sắt sulfat. Lượng sắt này thường nhiều hơn so với nhu cầu thật sự của vật nuôi, bỏ qua hàm lượng sắt có trong nguyên liệu tự nhiên như bắp, lúa mì và đậu nành. Đây là thói quen thường thấy đối với tất cả các khoáng vi lượng như sắt. Tuy nhiên, với trường hợp của sắt, chúng ta thường có một nguồn sắt khác là DCP (dicalcium phosphate) hoặc MCP (monocalcium phosphate). Những nguồn canxi và phốt pho (chủ yếu) này có thể chứa đến 8.000 ppm sắt, còn với những nguồn phốt pho khác, ví dụ như đá phốt phát, có đến 19.000 ppm sắt (NRC, 2012). Thêm 10 kg / tấn canxi phốt phát (8.000 ppm sắt) sẽ cung cấp thêm 80 ppm sắt vào khẩu phần hoàn chỉnh. Con số này sẽ là 190 ppm nếu thay thế bằng đá phốt phát.
Ngoài ra, một số loại thức ăn dành cho thú non thường được bổ sung thêm chất tạo màu vàng, thường là oxit sắt, ở liều 1 kg/ tấn. Liều dùng này tương đương với 700 ppm sắt (sắt oxit chứa khoảng 70% hoặc 70.000 ppm sắt). Ở đây, chúng ta không nhấn mạnh về vấn đề độc tính với vật nuôi hay ô nhiễm môi trường, trong thực tế thì Escherichia coli, vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở ruột già, thường phát triển mạnh khi dư thừa sắt (và protein). Để kiểm soát tổng hàm lượng sắt trong thức ăn nhạy cảm chúng ta cần kiểm tra kỹ lưỡng hơn với thông tin trên nhãn sản phẩm premix khoáng!
2. Đá vôi - không chỉ có canxi cacbonat
Đây là một quan niệm sai lầm thường gặp mà tôi đã nghĩ sau khi tốt nghiệp đại học. Và ông chủ của tôi đã giải thích để tôi hiểu rằng canxi cacbonat tinh khiết (hóa chất) không giống như đá vôi. Canxi cacbonat tinh khiết chứa 38% canxi, nhưng hàm lượng canxi trong đá vôi có thể dao động từ 22 đến 38% (với dạng tinh khiết nhất). Sự khác biệt về hàm lượng canxi là do những tạp chất tự nhiên trong quá trình khai thác đá vôi từ các mỏ khác nhau. Tùy thuộc vào nguồn gốc, vị trí và quy trình thai khác, hàm lượng canxi có thể khác biệt so với dự đoán.
Đây cũng không phải là vấn đề lớn đối với hầu hết các loài động vật, nhưng đối với gà đẻ, bò sữa và heo con, chúng ta cần tính toán chính xác về lượng canxi tiêu thụ. Dư thừa sẽ làm cho vật nuôi gặp rối loạn, còn thiếu hụt thì năng suất vật nuôi không tốt. Đây là lý do vì sao người ta dần loại bỏ đá vôi hoặc chỉ sử dụng trong các công thức thức ăn thông thường, và ưa chuộng sử dụng các dạng canxi cacbonat hóa chất tiêu chuẩn, hay canxi cacbonat dành riêng cho thức ăn chăn nuôi.
3. Canxi có ở khắp nơi
Canxi cacbonat, dù ở dạng hóa chất, cũng là một loại nguyên liệu rẻ tiền, và thường được sử dụng như một chất mang cho một số sản phẩm phụ gia và phần lớn các premix và hỗn hợp đậm đặc chứa hàm lượng khoáng cao. Ngoài ra, canxi cacbonat (dạng đá vôi) cũng thường được bổ sung vào khô dầu đậu nành và các nguồn bổ sung protein "có dầu" từ thực vật như là một tác nhân làm trơn chảy, tránh vón cục. Tỷ lệ bổ sung khoảng 0,5%, tương đương tăng thêm tối đa 1 kg đá vôi trên mỗi tấn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, và tỷ lệ bổ sung trung bình đối với khô dầu đậu nành thường là 20%. Có lẽ, việc sử dụng canxi cacbonat làm chất mang và chất chống vón là lý do vì sao kết quả phân tích mẫu thức ăn thường cho hàm lượng canxi cao hơn hẳn so với tiêu chuẩn. Hàm lượng canxi hơi thừa không hẳn sẽ gây bất lợi, nhưng với một số phân nhóm gia súc và gia cầm nhất định sẽ bị thừa canxi từ thức ăn.
4. Tính khả dụng sinh học của khoáng vô cơ có giống như dạng hữu cơ?
Dựa trên nhiều thí nghiệm, một số tổ chức trung ương đã kết luận rằng không phải tất cả các dạng khoáng hữu cơ đều tốt hơn về mặt khả dụng sinh học khi so sánh với những dạng vô cơ. Nói cách khác, với các mức chỉ tiêu đã thiết lập cho rằng các khoáng hữu cơ luôn luôn có tính khả dụng sinh học cao hơn những dạng vô cơ là chưa chính xác. Có nhiều dạng khoáng vô cơ có khả dụng sinh học tương tự với khoáng hữu cơ tuy nhiên khả năng bị tạp nhiễm cũng cao. Và cuối cùng, có một số sản phẩm cần được kiểm tra độc lập, và thậm chí, không chỉ xem xét ở dạng hóa học thuần túy mà còn xem xét hàm lượng chất tạp nhiễm. Ví dụ, sự hiện diện MnO2 tạp nhiễm trong quặng oxit mangan làm giảm đi tính khả dụng của mangan, mặc dù hàm lượng mangan tổng số cũng tương tự hoặc cao hơn.
5. Nói về phytase
Các sản phẩm phytase có trên thị trường không giống nhau và đều khác nhau về khía cạnh kỹ thuật, trên hết là về hiệu quả sinh học. Với bất kỳ một sản phẩm cụ thể nào được lựa chọn, khuyến cáo sử dụng của nhà sản xuất nên tương ứng với lượng phốt pho giải phóng được. Nói chung, một liều bổ sung phytase duy nhất sẽ giải phóng được 0.08 đến 0.10% phốt pho khả dụng (gia cầm) hoặc phốt pho tiêu hóa (heo). Phytase thế hệ mới có thể giải phóng được nhiều phốt pho hơn chúng ta có thể kể đến các sản phẩm bổ sung enzyme phytase chất lượng cao như FINASE EC 5P hay sản phẩm enzyme Natuphos 5000L lỏng, và kết quả tương tự nếu sử dụng tăng liều các sản phẩm phytase thông thường.
Thật thú vị khi nhiều nhà sản xuất đảm bảo khi sử dụng tăng liều, hiệu quả mang lại vượt xa so với sử dụng phytase liều đơn, nhằm bảo vệ trước những ý kiến cho rằng việc sử dụng sẽ tốn kém thêm chi phí, nhưng đây là một câu chuyện khác. Trong những thời điểm giá nguyên liệu phốt pho cao, một liều phytase thứ hai có thể tương đương 50% hiệu quả của liều phytase đầu tiên - số liệu chi tiết từ nhà sản xuất cụ thể. Nói cách khác, liều phytase thứ hai sẽ giải phóng thêm 0,04 - 0,05% phốt pho hữu dụng hoặc phốt pho tiêu hóa.
Công thức thức ăn được xây dựng dựa trên 10% là cơ sở khoa học và 90% là kinh nghiệm, điều này không phải vì thiếu nền tảng khoa học hỗ trợ hiệu quả cho công tác phối hợp khẩu phần, mà đây là một công việc mà chúng ta tự học lấy sau khi rời giảng đường. Có rất ít trường đại học giảng dạy chuyên về công thức thức ăn, ngay cả những chương trình đào tạo sau đại học, và nếu có thì cũng ít nghiên cứu sâu sắc vào lĩnh vực này.
Trong chương trình đào tạo của một số sinh viên tốt nghiệp thường đề cập đến những khóa học về dinh dưỡng động vật; ở những khóa học ấy, các phương pháp xây dựng công thức thức ăn chỉ được trình bày về mặt lý thuyết. Một số ít người may mắn có kinh nghiệm xây dựng khẩu phần thật sự nhờ sử dụng một chương trình phối hợp khẩu phần trên máy tính. Thậm chí sau đó, họ cũng phải mất nhiều năm thử nghiệm thực tế và đối mặt với nhiều rủi ro để hiểu được vì sao một số công thức mang lại hiệu quả, số khác thì không. Những “bí mật” dưới đây xoay quanh những vấn đề thường bị “bỏ quên”, dựa trên những kinh nghiệm của riêng tôi.
1. Hàm lượng sắt thực tế cao hơn lý thuyết tính toán
Hầu hết các công thức cho động vật dạ dày đơn được bổ sung thêm đến 100 ppm sắt, từ các muối sắt như sắt sulfat. Lượng sắt này thường nhiều hơn so với nhu cầu thật sự của vật nuôi, bỏ qua hàm lượng sắt có trong nguyên liệu tự nhiên như bắp, lúa mì và đậu nành. Đây là thói quen thường thấy đối với tất cả các khoáng vi lượng như sắt. Tuy nhiên, với trường hợp của sắt, chúng ta thường có một nguồn sắt khác là DCP (dicalcium phosphate) hoặc MCP (monocalcium phosphate). Những nguồn canxi và phốt pho (chủ yếu) này có thể chứa đến 8.000 ppm sắt, còn với những nguồn phốt pho khác, ví dụ như đá phốt phát, có đến 19.000 ppm sắt (NRC, 2012). Thêm 10 kg / tấn canxi phốt phát (8.000 ppm sắt) sẽ cung cấp thêm 80 ppm sắt vào khẩu phần hoàn chỉnh. Con số này sẽ là 190 ppm nếu thay thế bằng đá phốt phát.
Ngoài ra, một số loại thức ăn dành cho thú non thường được bổ sung thêm chất tạo màu vàng, thường là oxit sắt, ở liều 1 kg/ tấn. Liều dùng này tương đương với 700 ppm sắt (sắt oxit chứa khoảng 70% hoặc 70.000 ppm sắt). Ở đây, chúng ta không nhấn mạnh về vấn đề độc tính với vật nuôi hay ô nhiễm môi trường, trong thực tế thì Escherichia coli, vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở ruột già, thường phát triển mạnh khi dư thừa sắt (và protein). Để kiểm soát tổng hàm lượng sắt trong thức ăn nhạy cảm chúng ta cần kiểm tra kỹ lưỡng hơn với thông tin trên nhãn sản phẩm premix khoáng!
2. Đá vôi - không chỉ có canxi cacbonat
Đây là một quan niệm sai lầm thường gặp mà tôi đã nghĩ sau khi tốt nghiệp đại học. Và ông chủ của tôi đã giải thích để tôi hiểu rằng canxi cacbonat tinh khiết (hóa chất) không giống như đá vôi. Canxi cacbonat tinh khiết chứa 38% canxi, nhưng hàm lượng canxi trong đá vôi có thể dao động từ 22 đến 38% (với dạng tinh khiết nhất). Sự khác biệt về hàm lượng canxi là do những tạp chất tự nhiên trong quá trình khai thác đá vôi từ các mỏ khác nhau. Tùy thuộc vào nguồn gốc, vị trí và quy trình thai khác, hàm lượng canxi có thể khác biệt so với dự đoán.
Đây cũng không phải là vấn đề lớn đối với hầu hết các loài động vật, nhưng đối với gà đẻ, bò sữa và heo con, chúng ta cần tính toán chính xác về lượng canxi tiêu thụ. Dư thừa sẽ làm cho vật nuôi gặp rối loạn, còn thiếu hụt thì năng suất vật nuôi không tốt. Đây là lý do vì sao người ta dần loại bỏ đá vôi hoặc chỉ sử dụng trong các công thức thức ăn thông thường, và ưa chuộng sử dụng các dạng canxi cacbonat hóa chất tiêu chuẩn, hay canxi cacbonat dành riêng cho thức ăn chăn nuôi.
3. Canxi có ở khắp nơi
Canxi cacbonat, dù ở dạng hóa chất, cũng là một loại nguyên liệu rẻ tiền, và thường được sử dụng như một chất mang cho một số sản phẩm phụ gia và phần lớn các premix và hỗn hợp đậm đặc chứa hàm lượng khoáng cao. Ngoài ra, canxi cacbonat (dạng đá vôi) cũng thường được bổ sung vào khô dầu đậu nành và các nguồn bổ sung protein "có dầu" từ thực vật như là một tác nhân làm trơn chảy, tránh vón cục. Tỷ lệ bổ sung khoảng 0,5%, tương đương tăng thêm tối đa 1 kg đá vôi trên mỗi tấn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, và tỷ lệ bổ sung trung bình đối với khô dầu đậu nành thường là 20%. Có lẽ, việc sử dụng canxi cacbonat làm chất mang và chất chống vón là lý do vì sao kết quả phân tích mẫu thức ăn thường cho hàm lượng canxi cao hơn hẳn so với tiêu chuẩn. Hàm lượng canxi hơi thừa không hẳn sẽ gây bất lợi, nhưng với một số phân nhóm gia súc và gia cầm nhất định sẽ bị thừa canxi từ thức ăn.
4. Tính khả dụng sinh học của khoáng vô cơ có giống như dạng hữu cơ?
Dựa trên nhiều thí nghiệm, một số tổ chức trung ương đã kết luận rằng không phải tất cả các dạng khoáng hữu cơ đều tốt hơn về mặt khả dụng sinh học khi so sánh với những dạng vô cơ. Nói cách khác, với các mức chỉ tiêu đã thiết lập cho rằng các khoáng hữu cơ luôn luôn có tính khả dụng sinh học cao hơn những dạng vô cơ là chưa chính xác. Có nhiều dạng khoáng vô cơ có khả dụng sinh học tương tự với khoáng hữu cơ tuy nhiên khả năng bị tạp nhiễm cũng cao. Và cuối cùng, có một số sản phẩm cần được kiểm tra độc lập, và thậm chí, không chỉ xem xét ở dạng hóa học thuần túy mà còn xem xét hàm lượng chất tạp nhiễm. Ví dụ, sự hiện diện MnO2 tạp nhiễm trong quặng oxit mangan làm giảm đi tính khả dụng của mangan, mặc dù hàm lượng mangan tổng số cũng tương tự hoặc cao hơn.
5. Nói về phytase
Các sản phẩm phytase có trên thị trường không giống nhau và đều khác nhau về khía cạnh kỹ thuật, trên hết là về hiệu quả sinh học. Với bất kỳ một sản phẩm cụ thể nào được lựa chọn, khuyến cáo sử dụng của nhà sản xuất nên tương ứng với lượng phốt pho giải phóng được. Nói chung, một liều bổ sung phytase duy nhất sẽ giải phóng được 0.08 đến 0.10% phốt pho khả dụng (gia cầm) hoặc phốt pho tiêu hóa (heo). Phytase thế hệ mới có thể giải phóng được nhiều phốt pho hơn chúng ta có thể kể đến các sản phẩm bổ sung enzyme phytase chất lượng cao như FINASE EC 5P hay sản phẩm enzyme Natuphos 5000L lỏng, và kết quả tương tự nếu sử dụng tăng liều các sản phẩm phytase thông thường.
Thật thú vị khi nhiều nhà sản xuất đảm bảo khi sử dụng tăng liều, hiệu quả mang lại vượt xa so với sử dụng phytase liều đơn, nhằm bảo vệ trước những ý kiến cho rằng việc sử dụng sẽ tốn kém thêm chi phí, nhưng đây là một câu chuyện khác. Trong những thời điểm giá nguyên liệu phốt pho cao, một liều phytase thứ hai có thể tương đương 50% hiệu quả của liều phytase đầu tiên - số liệu chi tiết từ nhà sản xuất cụ thể. Nói cách khác, liều phytase thứ hai sẽ giải phóng thêm 0,04 - 0,05% phốt pho hữu dụng hoặc phốt pho tiêu hóa.
Similar topics
» 5 điều thú vị về khoáng trong công thức thức ăn chăn nuôii
» Chất chống vón cục hiệu quả trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
» Tầm quan trọng của enzyme phytase trong thức ăn chăn nuôi
» Sử dụng kháng sinh kích thích tăng trọng trong chăn nuôi
» Khoáng chất vi lượng kiểm soát phản ứng miễn dịch của động vật nuôi
» Chất chống vón cục hiệu quả trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
» Tầm quan trọng của enzyme phytase trong thức ăn chăn nuôi
» Sử dụng kháng sinh kích thích tăng trọng trong chăn nuôi
» Khoáng chất vi lượng kiểm soát phản ứng miễn dịch của động vật nuôi
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum