Sử dụng kháng sinh kích thích tăng trọng trong chăn nuôi
Page 1 of 1
Sử dụng kháng sinh kích thích tăng trọng trong chăn nuôi
Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đã diễn ra trong suốt 50 năm qua. Hầu hết mục đích sử dụng thuốc kháng sinh như chất kích thích tăng trưởng (AGP). AGP là những loại kháng sinh được sử dụng liên tục trong thức ăn chăn nuôi gia cầm ở hàm lượng thấp để cải thiện tăng trưởng và chuyển hoá thức ăn; và không vì mục đích điều trị bệnh.
Một trong những lợi ích chủ yếu của việc sử dụng AGP hiện nay là để duy trì sức khỏe vật nuôi ở những cơ sở chăn nuôi cũ kỹ, có điều kiện quản lý vệ sinh kém hiệu quả. Các trang trại chăn nuôi gà thịt có sử dụng AGP thường có xu hướng có nhà trại cũ kỹ, thiếu trang thiết bị hiện đại, và ít có khả năng tuân thủ theo kế hoạch quản lý rủi ro an toàn thực phẩm. AGP có thể có những lợi ích không đáng kể trong điều kiện sản xuất được tối ưu hóa: các nhà nghiên cứu đã chứng minh gà con đáp ứng với AGP ít hơn đáng kể khi được nuôi trong môi trường mới so sánh với điều kiện môi trường cũ trước đó (Coates et al, 1951).
Lệnh cấm sử dụng thuốc kháng sinh như chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi được EU ban hành rộng rãi và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2006. Lệnh cấm là bước cuối cùng trong việc loại bỏ dần sử dụng kháng sinh không vì mục đích điều trị bệnh. Ở Châu Âu, các nhà chăn nuôi buộc phải hành động nhằm đối mặt với những thách thức: xây dựng chuồng trại thích nghi mới cho gia cầm có kiểm soát đầy đủ các điều kiện khí hậu, vệ sinh đúng cách và an toàn sinh học ở trang trại, quản lý về mặt dinh dưỡng và bổ sung các chất phụ gia.
Ở Mỹ, AGP không bị cấm sử dụng, nhưng FDA vừa ban hành những hướng dẫn mới để ngành công nghiệp tự nguyện rút dần những kháng sinh quan trọng được sử dụng như chất kích thích tăng trưởng (FDA, 2013a). Đối với các nhà hoạch định chính sách, thách thức đặt ra là cần đánh giá những lợi ích và chi phí thuốc kháng sinh dùng cho vật nuôi đối với xã hội. Loại kháng sinh nào sẽ là giải pháp kinh tế cho ngành chăn nuôi so với các chi phí y tế phát sinh tiềm ẩn vì gia tăng tình trạng kháng thuốc? Những ảnh hưởng về năng suất và tiềm năng kinh tế đối với các nhà sản xuất thịt ở Mỹ và người tiêu dùng ra sao khi lệnh cấm AGP được ban hành? Tất cả những câu hỏi trên cần được giải quyết trước tiên, nhưng dù sao thì lệnh cấm AGP dự kiến sẽ được ban hành ở Mỹ vào năm 2017.
Ở Việt Nam hiện nay các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đang cố gắng tìm ra các giải pháp thay thế kháng sinh hiệu quả bằng việc sử dụng các phụ gia như enzyme, probiotic - prebiotic, bổ sung khoáng và các phụ gia khác nhằm tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiện tiêu hóa và tăng trưởng của vật nuôi
Một trong những lợi ích chủ yếu của việc sử dụng AGP hiện nay là để duy trì sức khỏe vật nuôi ở những cơ sở chăn nuôi cũ kỹ, có điều kiện quản lý vệ sinh kém hiệu quả. Các trang trại chăn nuôi gà thịt có sử dụng AGP thường có xu hướng có nhà trại cũ kỹ, thiếu trang thiết bị hiện đại, và ít có khả năng tuân thủ theo kế hoạch quản lý rủi ro an toàn thực phẩm. AGP có thể có những lợi ích không đáng kể trong điều kiện sản xuất được tối ưu hóa: các nhà nghiên cứu đã chứng minh gà con đáp ứng với AGP ít hơn đáng kể khi được nuôi trong môi trường mới so sánh với điều kiện môi trường cũ trước đó (Coates et al, 1951).
Lệnh cấm sử dụng thuốc kháng sinh như chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi được EU ban hành rộng rãi và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2006. Lệnh cấm là bước cuối cùng trong việc loại bỏ dần sử dụng kháng sinh không vì mục đích điều trị bệnh. Ở Châu Âu, các nhà chăn nuôi buộc phải hành động nhằm đối mặt với những thách thức: xây dựng chuồng trại thích nghi mới cho gia cầm có kiểm soát đầy đủ các điều kiện khí hậu, vệ sinh đúng cách và an toàn sinh học ở trang trại, quản lý về mặt dinh dưỡng và bổ sung các chất phụ gia.
Ở Mỹ, AGP không bị cấm sử dụng, nhưng FDA vừa ban hành những hướng dẫn mới để ngành công nghiệp tự nguyện rút dần những kháng sinh quan trọng được sử dụng như chất kích thích tăng trưởng (FDA, 2013a). Đối với các nhà hoạch định chính sách, thách thức đặt ra là cần đánh giá những lợi ích và chi phí thuốc kháng sinh dùng cho vật nuôi đối với xã hội. Loại kháng sinh nào sẽ là giải pháp kinh tế cho ngành chăn nuôi so với các chi phí y tế phát sinh tiềm ẩn vì gia tăng tình trạng kháng thuốc? Những ảnh hưởng về năng suất và tiềm năng kinh tế đối với các nhà sản xuất thịt ở Mỹ và người tiêu dùng ra sao khi lệnh cấm AGP được ban hành? Tất cả những câu hỏi trên cần được giải quyết trước tiên, nhưng dù sao thì lệnh cấm AGP dự kiến sẽ được ban hành ở Mỹ vào năm 2017.
Ở Việt Nam hiện nay các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đang cố gắng tìm ra các giải pháp thay thế kháng sinh hiệu quả bằng việc sử dụng các phụ gia như enzyme, probiotic - prebiotic, bổ sung khoáng và các phụ gia khác nhằm tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiện tiêu hóa và tăng trưởng của vật nuôi
Similar topics
» Không tính đến phụ gia sau đây là 7 lưu ý trong chăn nuôi không kháng sinh
» Loại bỏ yếu tố kháng dưỡng trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi
» Lợi khuẩn trong sản phẩm Visano giúp tăng cường hiệu quả chăn nuôi
» Tầm quan trọng của enzyme phytase trong thức ăn chăn nuôi
» Cải thiện tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn với visano
» Loại bỏ yếu tố kháng dưỡng trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi
» Lợi khuẩn trong sản phẩm Visano giúp tăng cường hiệu quả chăn nuôi
» Tầm quan trọng của enzyme phytase trong thức ăn chăn nuôi
» Cải thiện tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn với visano
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum