Không tính đến phụ gia sau đây là 7 lưu ý trong chăn nuôi không kháng sinh
Page 1 of 1
Không tính đến phụ gia sau đây là 7 lưu ý trong chăn nuôi không kháng sinh
Một phương pháp mang tính hệ thống hơn đã được chấp thuận ở Châu Âu đòi hỏi những thay đổi đáng kể trong cả thói quen sản xuất và công thức khẩu phần. Nói tóm lại, phương thức sản xuất đã được thay đổi để giảm thiểu sự phơi nhiễm của động vật đối với vi sinh vật gây bệnh và cải thiện tình trạng miễn dịch. Ngoài ra, công thức thức ăn cũng được xây dựng lại để thúc đẩy sự gia tăng lợi khuẩn ở mức tiêu hóa, lợi khuẩn này sẽ tranh các chất dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh mạnh mẽ hơn. Phương pháp này còn được gọi là "loại trừ cạnh tranh" đòi hỏi sự hiểu biết sâu về hệ vi sinh đường ruột và tiêu chuẩn sản xuất cao.
Trong thương mại, các yếu tố từ cả hai phương pháp này thường được kết hợp để đạt được mục tiêu hiệu suất mong muốn với chi phí tối ưu. Dưới đây là danh mục các thói quen chăn nuôi phổ biến được thực hiện khi không có mặt kháng sinh cũng như phụ gia.
1. Cải thiện tình trạng sức khỏe. Vì thuốc kháng sinh có hiệu quả nhất trên động vật có sức khỏe yếu, người ta hy vọng rằng sẽ cải thiện được sức khoẻ bằng cách thắt chặt an toàn sinh học, áp dụng quy trình chăn nuôi cùng vào cùng ra, tăng cường quy trình làm sạch/ khử trùng và duy trì sức khoẻ động vật trong nông trại sẽ làm giảm sự phụ thuộc kháng sinh. Nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn đã chứng minh rằng hiệu quả của thuốc kháng sinh giảm đi rõ rệt ở động vật có sức khoẻ tốt.
2. Tăng tuổi cai sữa (ở heo). Tăng tuổi cai sữa giúp heo con hình thành một hệ miễn dịch và tiêu hóa khỏe mạnh để ứng phó tốt hơn với những phơi nhiễm sau cai sữa. Điều này đặc biệt đúng khi vào thời điểm heo con phát triển hệ miễn dịch chủ động (qua tuần thứ ba) trong khi bú mẹ. Ngoài ra, còn tạo điều kiện thuận lợi lâu dài cho việc ăn dặm của heo sau giai đoạn cai sữa, điều này có thể hỗ trợ heo con toàn diện hơn.
3. Kích thích in ovo (ở gà thịt). Việc cho ăn, tiêm chủng hoặc kích thích quá trình phát triển của gà con từ khi còn bên trong trứng đã cho thấy khả năng sống sót tổng thể. Đồng thời, giúp tạo ra con gà con khỏe mạnh hơn có khả năng tự ăn và uống nước nhanh chóng, cho phép chúng phát triển mạnh và hiệu suất cao hơn. Đây là một lĩnh vực đang được nghiên cứu và vẫn chưa đưa ra áp dụng vào thương mại.
4. Tăng khả năng tiêu hóa dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng không hấp thụ được từ khẩu phần ăn khó tiêu dẫn đến tạo chất nền cho sự sinh sôi của vi khuẩn. Một lượng vi sinh vật lớn không chỉ bòn rút chất dinh dưỡng từ động vật (do đó cần tác động kích thích sinh trưởng của kháng sinh) mà còn gây bệnh như colibacilli, Salmonella và clostridia. Sự tiêu hóa chất dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong tuần đầu sau khi cai sữa (heo con) và trong tuần đầu tiên của vòng đời (gà thịt). Để đạt được điều này, đầu tư vào thức ăn ban đầu là vô cùng cần thiết.
5. Kích thích lượng ăn vào. Lượng ăn vào đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ đường ruột trong thời gian stress của con non. Ngay cả khi thiếu ăn trong thời gian ngắn cũng làm tăng khả năng thẩm thấu của ruột đối với các protein kháng nguyên (như những chất có trong bột đậu nành) và nhạy với vi khuẩn. Điều này thường dẫn đến bệnh tiêu chảy do phản ứng quá mẫn cảm với protein kháng nguyên của các loại đậu và (hoặc) từ nội độc tố do các vi khuẩn đi kèm như Escherichia coli sinh ra. Nhìn chung, những con non càng ăn thức ăn lành mạnh từ sớm, chúng càng có thể chịu đựng tốt với những phơi nhiễm từ môi trường sinh trưởng.
6. Giảm khẩu phần protein. Vi khuẩn cần protein để phát triển và nhân lên. Bằng cách giảm protein khẩu phần và (hoặc) làm tăng khả năng tiêu hóa, sự gia tăng vi khuẩn và bệnh tiêu chảy có thể được giảm đáng kể. Đồng thời, điều quan trọng là phải bảo đảm tính cân bằng của các amino acid dễ tiêu để bảo đảm tạo nạc tối đa. Hàm lượng protein khẩu phần không được hạ xuống dưới mức 4 phần trăm trừ khi bị thiếu hụt valine và isoleucine được xác định, bằng cách định lại công thức khẩu phần hoặc sử dụng amino acid.
7. Tăng cường chất xơ. Khẩu phần cho con non cần chứa lượng chất xơ tối thiểu vì chất xơ dư thừa làm loãng năng lượng, dinh dưỡng và làm giảm khả năng tiêu hóa. Tuy nhiên, một lượng chất xơ thô nhất định (3-5%) sẽ kích thích sự phát triển của hệ lợi khuẩn có thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Nó cũng kiểm soát lượng ăn vào, tránh ăn quá nhiều, dẫn đến giảm khả năng tiêu hóa. Do đó, nhiều khẩu phần không có kháng sinh thường được thiết kế sao cho chứa một lượng thấp các thành phần giàu chất xơ như bột củ cải đường, lúa mạch, yến mạch và nhiều phụ phẩm nông nghiệp khác.
Nguồn: 7 lưu ý trong chăn nuôi không kháng sinh, chưa tính đến chất phụ gia
Trong thương mại, các yếu tố từ cả hai phương pháp này thường được kết hợp để đạt được mục tiêu hiệu suất mong muốn với chi phí tối ưu. Dưới đây là danh mục các thói quen chăn nuôi phổ biến được thực hiện khi không có mặt kháng sinh cũng như phụ gia.
1. Cải thiện tình trạng sức khỏe. Vì thuốc kháng sinh có hiệu quả nhất trên động vật có sức khỏe yếu, người ta hy vọng rằng sẽ cải thiện được sức khoẻ bằng cách thắt chặt an toàn sinh học, áp dụng quy trình chăn nuôi cùng vào cùng ra, tăng cường quy trình làm sạch/ khử trùng và duy trì sức khoẻ động vật trong nông trại sẽ làm giảm sự phụ thuộc kháng sinh. Nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn đã chứng minh rằng hiệu quả của thuốc kháng sinh giảm đi rõ rệt ở động vật có sức khoẻ tốt.
2. Tăng tuổi cai sữa (ở heo). Tăng tuổi cai sữa giúp heo con hình thành một hệ miễn dịch và tiêu hóa khỏe mạnh để ứng phó tốt hơn với những phơi nhiễm sau cai sữa. Điều này đặc biệt đúng khi vào thời điểm heo con phát triển hệ miễn dịch chủ động (qua tuần thứ ba) trong khi bú mẹ. Ngoài ra, còn tạo điều kiện thuận lợi lâu dài cho việc ăn dặm của heo sau giai đoạn cai sữa, điều này có thể hỗ trợ heo con toàn diện hơn.
3. Kích thích in ovo (ở gà thịt). Việc cho ăn, tiêm chủng hoặc kích thích quá trình phát triển của gà con từ khi còn bên trong trứng đã cho thấy khả năng sống sót tổng thể. Đồng thời, giúp tạo ra con gà con khỏe mạnh hơn có khả năng tự ăn và uống nước nhanh chóng, cho phép chúng phát triển mạnh và hiệu suất cao hơn. Đây là một lĩnh vực đang được nghiên cứu và vẫn chưa đưa ra áp dụng vào thương mại.
4. Tăng khả năng tiêu hóa dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng không hấp thụ được từ khẩu phần ăn khó tiêu dẫn đến tạo chất nền cho sự sinh sôi của vi khuẩn. Một lượng vi sinh vật lớn không chỉ bòn rút chất dinh dưỡng từ động vật (do đó cần tác động kích thích sinh trưởng của kháng sinh) mà còn gây bệnh như colibacilli, Salmonella và clostridia. Sự tiêu hóa chất dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong tuần đầu sau khi cai sữa (heo con) và trong tuần đầu tiên của vòng đời (gà thịt). Để đạt được điều này, đầu tư vào thức ăn ban đầu là vô cùng cần thiết.
5. Kích thích lượng ăn vào. Lượng ăn vào đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ đường ruột trong thời gian stress của con non. Ngay cả khi thiếu ăn trong thời gian ngắn cũng làm tăng khả năng thẩm thấu của ruột đối với các protein kháng nguyên (như những chất có trong bột đậu nành) và nhạy với vi khuẩn. Điều này thường dẫn đến bệnh tiêu chảy do phản ứng quá mẫn cảm với protein kháng nguyên của các loại đậu và (hoặc) từ nội độc tố do các vi khuẩn đi kèm như Escherichia coli sinh ra. Nhìn chung, những con non càng ăn thức ăn lành mạnh từ sớm, chúng càng có thể chịu đựng tốt với những phơi nhiễm từ môi trường sinh trưởng.
6. Giảm khẩu phần protein. Vi khuẩn cần protein để phát triển và nhân lên. Bằng cách giảm protein khẩu phần và (hoặc) làm tăng khả năng tiêu hóa, sự gia tăng vi khuẩn và bệnh tiêu chảy có thể được giảm đáng kể. Đồng thời, điều quan trọng là phải bảo đảm tính cân bằng của các amino acid dễ tiêu để bảo đảm tạo nạc tối đa. Hàm lượng protein khẩu phần không được hạ xuống dưới mức 4 phần trăm trừ khi bị thiếu hụt valine và isoleucine được xác định, bằng cách định lại công thức khẩu phần hoặc sử dụng amino acid.
7. Tăng cường chất xơ. Khẩu phần cho con non cần chứa lượng chất xơ tối thiểu vì chất xơ dư thừa làm loãng năng lượng, dinh dưỡng và làm giảm khả năng tiêu hóa. Tuy nhiên, một lượng chất xơ thô nhất định (3-5%) sẽ kích thích sự phát triển của hệ lợi khuẩn có thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Nó cũng kiểm soát lượng ăn vào, tránh ăn quá nhiều, dẫn đến giảm khả năng tiêu hóa. Do đó, nhiều khẩu phần không có kháng sinh thường được thiết kế sao cho chứa một lượng thấp các thành phần giàu chất xơ như bột củ cải đường, lúa mạch, yến mạch và nhiều phụ phẩm nông nghiệp khác.
Nguồn: 7 lưu ý trong chăn nuôi không kháng sinh, chưa tính đến chất phụ gia
Similar topics
» Axit hữu cơ là lựa chọn đầu tiên trong khẩu phần không kháng sinh
» Sử dụng kháng sinh kích thích tăng trọng trong chăn nuôi
» Xây dựng khẩu phần thức ăn không kháng sinh
» Loại bỏ yếu tố kháng dưỡng trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi
» Tầm quan trọng của enzyme phytase trong thức ăn chăn nuôi
» Sử dụng kháng sinh kích thích tăng trọng trong chăn nuôi
» Xây dựng khẩu phần thức ăn không kháng sinh
» Loại bỏ yếu tố kháng dưỡng trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi
» Tầm quan trọng của enzyme phytase trong thức ăn chăn nuôi
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum